Sống Xanh Sành Điệu Với Eco Fashion – Thời Trang Sinh Thái

Sống Xanh Sành Điệu Với Eco Fashion – Thời Trang Sinh Thái

Ngành công nghiệp thời trang là nguyên nhân lớn thứ hai gây ô nhiễm môi trường. Đó là lý do vì sao Eco Fashion – thời trang sinh thái ngày càng được chú trọng. Ai trong số chúng ta cũng có thể thấy ngành công nghiệp thời trang liên tục tăng trưởng chóng mặt trong những năm qua. Theo nghiên cứu của Earth Pledge, tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy và hỗ trợ phát triển thời trang bền vững thì có ít nhất 8.000 hóa chất được sử dụng để biến các nguyên liệu thô thành hàng dệt may và 25% thuốc trừ sâu trên toàn thế giới được sử dụng để trồng bông. Gây thiệt hại lớn cho môi trường và cho con người, chiếm đến 2/3 lượng khí thải carbon trong một sản phẩm may mặc.

Nhận thức được vấn đề đó về môi trường, người tiêu dùng ngày càng chú trọng và ưa dùng những sản phẩm thời trang an toàn với môi trường, gần gũi với thiên nhiên và sử dụng được lâu dài nếu có thể. Chính vì vậy, nhờ vào tiến bộ kỹ thuật, ngành thời trang đã có thể tạo ra những sản phẩm “xanh” có tính bền vững, được sản xuất theo quy chuẩn “sạch” mà vẫn đảm bảo các yếu tố thẩm mỹ đáp ứng tốt nhu cầu của con người.

song-xanh-sanh-dieu-voi-eco-fashion-thoi-trang-sinh-thaiHình ảnh: Sản phẩm “xanh” của ngành thời trang sinh thái

Nguồn Gốc Eco Fashion – Thời Trang Sinh Thái

Khái niệm về thời trang bền vững xuất hiện vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 khi hai công ty thời trang nổi tiếng là Patagonia (chuyên sản xuất trang phục leo núi) và ESPRIT loay hoay tìm kiếm con đường sống cho doanh nghiệp của họ. Trong thời kỳ đen tối của nền kinh tế suy thoái lúc đó, hai ông chủ của hai hãng này là Yvon Chouinard và Doug Tompkins đã đặt tầm nhìn xa cho doanh nghiệp của mình lên đến… 100 năm! Vì vậy, tất cả những quyết định đưa ra đều dựa trên quan điểm bền vững. Và nguyên liệu “xanh” là lựa chọn bền vững của họ.

Năm 1992, ESPRIT cho ra đời bộ sưu tập thời trang sinh thái đầu tiên. Chất liệu bao gồm bông hữu cơ, len tái chế, len xử lý tự nhiên, thuốc nhuộm tác động thấp, bông màu tự nhiên, không mạ điện. Patagonia cũng cam kết sử dụng polyester tái chế vào năm 1992 và công bố rộng rãi việc sử dụng bông hữu cơ vào năm 1996.

Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, trào lưu thời trang bền vững đã được mở rộng sang nhiều thương hiệu danh tiếng khác với trọng tâm chính là cải thiện tác hại của quần áo thông qua việc chế biến sợi vải và xuất xứ của nguyên liệu. Ngoài ra còn kéo theo phong trào minh bạch, thể hiện quy trình sản xuất nhằm làm tăng danh tiếng của công ty, tạo ra xu hướng mua sắm có ý thức cho người tiêu dùng.

song-xanh-sanh-dieu-voi-eco-fashion-thoi-trang-sinh-thai-2Hình ảnh: Người mẫu đẹp rạng ngời trong các thiết kế của  bộ sưu tập Haute Couture 2017 khai thác các chất liệu tái chế

Chất Liệu Sinh Thái Thân Thiện Môi Trường

Có nhiều yếu tố đánh giá tính sinh thái của chất liệu như sự tái tạo và nguồn gốc của loại sợi, quá trình biến sợi thô thành vải dệt, điều kiện làm việc của người sản xuất và tổng lượng carbon của vật liệu.

Sợi tự nhiên: gồm cellulose (sợi thực vật) và protein (chất xơ động vật).

  • Cellulose: Chủ yếu là sợi từ bông cotton. Các loại xơ cellulose khác gồm đay, lanh, gai dầu, abaca, tre (dùng sản xuất vải viscose), đậu nành, ngô, chuối, dứa, gỗ sồi.
  • Protein: Các sợi protein tự nhiên bao gồm len, tơ tằm, lông lạc đà, dê lông dài, các giống lạc đà ở Nam Mỹ như alpaca, llama, vicuna, len cashmere và vải nỉ làm từ lông dê,…

song-xanh-sanh-dieu-voi-eco-fashion-thoi-trang-sinh-thai-3Hình ảnh: Sợi tơ tằm – chất liệu sinh thái thân thiện với môi trường

Các loại sợi được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên: Lyocell và polylactic acid (PLA).

Các sợi được tái chế hoặc các sợi tái chế: được làm từ các vật liệu đã sơ chế thu gom từ các nhà máy sản xuất quần áo, chế biến trở lại thành sợi ngắn để quay thành một loại sợi mới.

Eco Fashion Có Phải Là Hàng Hiếm?

Bạn cho rằng mua một món đồ sinh thái không dễ vì chúng chỉ được bán ở những cửa hiệu đặc biệt? Ngược lại, bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ khi biết những thương hiệu thời trang nổi tiếng quen thuộc đa phần đều có dòng sản phẩm sinh thái để khách hàng chọn lựa.

Điển hình là thương hiệu quần jeans Levi’s. Năm 2015, Levi Strauss & Co đã tuyên bố một cuộc cải tổ về hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự bền vững của công ty trên tất cả các mặt trận, từ nguồn nguyên liệu đến sản xuất các sản phẩm, nỗ lực tổ chức các hoạt động tình nguyện. Levi Strauss & Co đã hợp tác với Evrnu để tạo ra những chiếc quần jeans đầu tiên trên thế giới chỉ “tống” ra khoảng 50% lượng rác thải sau khi tiêu thụ. Hãng thời trang danh tiếng này còn dùng chai nhựa đã qua sử dụng tái chế thành sợi polyester kết hợp với sợi cotton tạo nên dòng quần jeans Water < Less giúp tiết kiệm lượng nước đến 96%. Hiện nay, hầu hết quần jeans Levi’s đều sử dụng công nghệ này.

song-xanh-sanh-dieu-voi-eco-fashion-thoi-trang-sinh-thai-4Hình ảnh: Quần Jean Levi’s với thương hiệu mới Levi’s Eco

71% giày của Nike hiện nay bao gồm các vật liệu tái chế, một số sản phẩm có nguồn gốc từ các mảnh nguyên liệu thừa trong nhà máy của chính Nike. Điều này cho thấy Nike rất thân thiện với môi trường và biến yếu tố này thành một trong những đặc điểm nhận dạng thương hiệu của họ một cách khôn ngoan.

song-xanh-sanh-dieu-voi-eco-fashion-thoi-trang-sinh-thai-5Hình ảnh: Giày Nike được sản xuất từ nguyên liệu sinh thái

Các nhà thiết kế Việt Nam cũng nhanh nhạy bắt kịp xu hướng Eco Fashion và người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua các sản phẩm sinh thái có sẵn tại cửa hàng mang thương hiệu Việt Nam một cách dễ dàng.

Người luôn khơi dậy cảm hứng yêu thiên nhiên, môi trường chính là nhà thiết kế Li Lam. Cô luôn gắn bó với chất liệu lụa. Nhà thiết kế Võ Việt Chung, Công Trí với những bộ sưu tập áo dài bằng chất liệu lãnh Mỹ A và lụa mặc nưa. Nhà thiết kế Linda Mai Phùng từng rong ruổi khắp các miền cao phía Bắc để tìm kiếm loại vải dệt thủ công không gây tổn hại môi trường cho những thiết kế Eco Fashion của mình.

song-xanh-sanh-dieu-voi-eco-fashion-thoi-trang-sinh-thai-9Hình ảnh: Thời trang sinh thái Việt Nam gắn liền với chất liệu lụa tơ tằm

vải lụa satin tơ tằm hoa cúc - xanh cốm 3

Hình ảnh vải lụa tơ tằm: chất liệu từ tự nhiên, thân thiện với con người và môi trường

Thời Trang Sinh Thái Là Phong Cách Sống Văn Minh, Chứ Không Chỉ Là Trào Lưu

Thương hiệu thời trang muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì việc xây dựng hoặc cải cách môi trường kinh doanh, điều chỉnh theo ý thức mua sắm của người tiêu dùng là vô cùng cần thiết. Và thời trang sinh thái đã và đang trở thành một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong ngành thời trang.

song-xanh-sanh-dieu-voi-eco-fashion-thoi-trang-sinh-thai-7Hình ảnh: Hình ảnh trong chiến dịch quảng cáo  Levi’s Eco

Redress, một tổ chức phi chính phủ luôn tận tâm trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của môi trường trong ngành công nghiệp thời trang, đã mở ra cuộc thi EcoChic Awards hàng năm nhằm tạo cảm hứng cho các nhà thiết kế trẻ làm nên sắc thái mới mẻ cho thời trang sinh thái.

Hưởng ứng xu hướng chung của toàn cầu, các ngôi sao nổi tiếng, người mẫu, fashion icon, hot blogger… cũng ý thức được tầm quan trọng của thời trang sinh thái trong đời sống nên tận dụng tầm ảnh hưởng của mình để tích cực lăng-xê thời Eco Fashion.

Mua Sắm Có Ý Thức

xem thêm: 6 CÔNG DỤNG LÀM ĐẸP CỦA KÉN TẰM

Một chuyên gia trong lĩnh vực thời trang đã nói: “Khi mua sắm quần áo, phái đẹp nên tự hỏi liệu mình có mặc món đồ đó 30 lần hay không. Nếu câu trả lời là “có” thì hãy mua nó”.

Với fast-fashion (thời trang bình dân), trung bình phụ nữ chỉ mặc khoảng 5 lần và giữ món đồ trong tủ quần áo không đến 2 tháng, rõ ràng con số “mặc 30 lần” là bất khả thi. Như vậy câu nói trên chỉ dành cho thời trang sinh thái bởi ngoài yếu tố góp phần bảo vệ môi trường, chất liệu thuần khiết cũng mang lại cho người mặc cảm giác an toàn, vui vẻ diện đi diện lại suốt cả năm không chán, khi vứt đi cũng nhẹ nhõm bởi chúng sẽ quay trở lại với diện mạo mới.

Dù sao đi nữa, quần áo chỉ nên là những món phụ kiện giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn thay vì “thẳng tay” hủy hoại môi trường. Giờ đây, fast-fashion (thời trang giá rẻ) gần như bị đánh bại bởi Eco Fashion, hay còn gọi là slow-fashion, bởi độ phủ sóng trên thị trường, giá ngày càng cạnh tranh hơn và ý thức mua sắm của người tiêu dùng cũng đã được nâng cao.

song-xanh-sanh-dieu-voi-eco-fashion-thoi-trang-sinh-thai-8Hình ảnh: Eco Fashion ngày càng phổ biến

LÀNG LỤA VẠN PHÚC – ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA GIỮA LÒNG HÀ NỘI.