Vẻ Đẹp Duyên Dáng Của Làng Ươm Tơ Cổ Chất

Nếu bạn muốn tìm hiểu nghề ươm tơ lâu đời bậc nhất Việt Nam thì hãy về thăm làng Cổ Chất Nam Định nhé. Đây là một ngôi làng truyền thống cổ xưa nổi tiếng với nghề ươm tơ, nuôi tằm và cũng là nơi cung cấp tơ sợi chất lượng cho nhiều làng nghề dệt lụa nổi tiếng ở khắp cả nước.

Đã từ lâu, nghề ươm tơ tại làng Cổ Chất Nam Định đã đi vào trong những câu ca, vần thơ một cách duyên dáng, nhẹ nhàng. Bởi đây là nơi thai nghén và sản sinh ra nhiều loại tơ tằm đẹp nổi tiếng nhất mảnh đất Thành Nam.

“Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định với anh thì về
Nam Định có bến Đò Chè
Có tàu Ngô khách, có nghề ươm tơ”.

ve-dep-duyen-dang-cua-lang-uom-to-co-chat

Vẻ đẹp duyên dáng của làng tơ Cổ Chất trên đất Thành Nam

Đôi nét cơ bản về làng ươm tơ Cổ Chất Nam Định

Làng ươm tơ Cổ Chất ở đâu?

Làng Cổ Chất có tọa lạc thuộc xã Phương Đình – Trực Ninh – Nam Định. Để về với làng nghề tơ Cổ Chất từ thành phố Nam Định chạy dọc theo quốc lộ 21 hoặc xuôi dòng sông Hồng tầm khoảng 20km về phía Đông Nam thì du khách sẽ lạc bước trong một không gian đậm chất bình dị, xưa cũ của đồng bằng Bắc Bộ. Nép mình bên dòng sông Ninh Cơ thơ mộng, hiền hòa, làng dệt lụa ươm tơ Cổ Chất hiện lên thanh bình, nhẹ nhàng đến yên ả. Theo dòng chảy vô tình của thời gian, nghề ươm dâu tằm đã tồn tại hàng trăm năm lịch sử và trở thành làng nghề tơ lụa nổi tiếng khắp cả nước. Mỗi gia đình ở làng Cổ Chất đều được ví gọi như một lò ươm tơ. Người Cổ Chất có phong thái nhẹ nhàng, tao nhã, hiền hòa sớm hôm cần mẫn bên những nong dâu, nong tằm né kén.

Làng Ươm tơ Cổ Chất có từ khi nào?

Theo những bậc cao niên ở trong làng Cổ Chất, nghề dệt tơ tằm đã có từ rất lâu. Và cũng không một ai trong làng nhớ rõ rằng cái nghiệp đó đã theo làng từ bao giờ. Chỉ biết rằng, vào đầu thế kỷ XX, tư bản Pháp đã xây dựng lên một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng Cổ Chất với mục đích khai thác kỹ năng lao động cũng như tiêm năng vùng trồng dâu nuôi tằm tại sông Ninh. Đến năm 1942, lúc này chính phủ phong kiến Nam Triều mở hội chợ đấu xảo tại Hà Nội, ông Phạm Ruân ở làng Cổ Chất đã đưa tơ lên Hà Nội để dự thưi và đã được Phủ Thủ Hiến Bắc Kỳ đương thời phong: “Cửu phẩm công nghệ”. Và lúc đó, tơ Cổ Chất đã nổi danh như cồn cho đến tận ngày nay.

Trong phần ký ức của những bậc bô lão trong làng, hình ảnh làng ươm tơ Cổ Chất khi xưa vô cùng tấp nập kẻ ra người vào. Từng đoàn thương nhân ở khắp nơi nơi đều đổ về đây thu mua tơ lụa để đem về bán ở bến Đò Chè – một khu cảng sầm uất, nhộn nhịp ở Nam Định trước năm 1945. Qua lời kể chân phương đó, ta cũng phần nào hình dung được khung cảnh buôn bán, tấp nập, đông vui của làng quê trù phú chỉ còn tồn tại trong tiềm thức với niềm tự hào khôn nguôi.

Và trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, đến hôm nay, làng tơ lụa Cổ Chất Nam Định vẫn là một trong những ngôi làng tơ lụa nổi khắp trên khắp vùng miền. Và có lẽ, tơ lụa đã trở thành một sản vật vô cùng quý của bao thế hệ xưa và nay.

ve-dep-duyen-dang-cua-lang-uom-to-co-chat-9

Những sợi tơ vàng óng ánh

Tìm hiểu nghề dệt tơ lụa tại làng ươm tơ Cổ Chất

Về kỹ thuật làm tơ tằm truyền thống thì theo chia sẻ của người dân làng Cổ Chất từ lúc tằm ăn lá dâu cho đến lúc sinh ra kén để kéo thành sợi là khoảng hơn 30 ngày. Tơ kéo xong và cuốn vào ống rồi phơi khô là có thể bán được.

 

ve-dep-duyen-dang-cua-lang-uom-to-co-chat-2

 

ve-dep-duyen-dang-cua-lang-uom-to-co-chat-8Những bó tơ vàng óng ánh hòa quyện với dải nắng vàng tươi nhìn bóng sáng

Ươm Tơ Làng Vọng Nguyệt – Tiếng Vọng Từ Một Làng Nghề Huyền Thoại

Vừa đặt chân đến làng ươm tơ Cổ Chất, du khách sẽ thấy được sự thanh bình, yên ả trong một bầu không khí lao động hăng say, nhiệt huyết ẩn hiện trên khuôn mặt hân hoan, hạnh phúc khi đã tạo ra sản phẩm tơ tằm chất lượng. Dạo quanh làng, du khách sẽ bắt gặp những bó tơ vàng óng ánh, những sợi tơ trắng muốt được phơi cẩn thận trên những thanh sào tre. Xa xa là hình ảnh thân thương của chị em phụ nữ đang vắt những bó tơ vừa dệt. Tơ vàng hòa quyện dưới ánh nắng mặt trời đã tô lên một bức tranh vàng ươm sắc màu.

ve-dep-duyen-dang-cua-lang-uom-to-co-chat-3

 

ve-dep-duyen-dang-cua-lang-uom-to-co-chat-12

Những kén tắm đang khỏa liên tục

Càng đi sâu vào trong làng, bạn sẽ bắt gặp những nong phơi kén, pha lẫn tiếng lạch cạch của những guồng quay tơ lại càng hiện rõ lên. Đi vào sâu bên trong nữa bạn sẽ bắt gặp những xưởng kéo tơ len lỏi với màn khói bốc nghi ngút từ những nồi luộc kén và hình ảnh của các bà, các chị đang cần mẫn, miệt mài cho những chiếc kén tằm vào trong nồi khỏa liên tục. Một lúc sau những kén tằm thi nhau nhảy lần lượt lên bàn kéo sợi, những sợi tơ từ từ len lỏi qua lỗ nhỏ và cuốn mình vào trong guồng quay tít. Kết thúc công đoạn kéo sợi đó là cho ra thành phẩm bó tơ màu vàng, màu trắng óng ánh chất lượng. Từ đó sẽ dệt nên bao tà áo đẹp thướt tha, duyên dáng tô điểm xinh tươi cho người con gái Việt Nam.

ve-dep-duyen-dang-cua-lang-uom-to-co-chat-4

Những sợ tơ vàng óng ánh đang được kéo

Theo những người thợ làm tơ lâu năm ở trong làng chia sẻ: người làng ươm cả tơ trắng lẫn tơ vàng. Thường thì kén tằm sẽ được nhập ở những vùng lân cận hoặc xa hơn như: Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình. Sau 20 – 25 ngày kén tằm trưởng thành thì có thể đem đi kéo sợi. Sợi tơ làm xong sẽ được phân chia thành 3 loại. Sợi tơ tốt nhất gọi là sợi mốt rồi đến sợi mành và cuối cùng là sợi đũi dùng để dệt loại vải thô, vải sồi. Và để có sợi tơ đẹp mịn thì người làm phải thật khéo léo, gỡ kỹ rồi vừa se và chuột sợi. Tơ sau khi phơi khô sẽ được lái buôn đến tận nơi để nhập nhàng, một phần sẽ đổ cho những xưởng dệt, phần lớn sẽ mang đi xuất khẩu sang Thái Lan, Lào, Campuchia.

Giải mã bí ẩn của loại lụa Lãnh Mỹ A

ve-dep-duyen-dang-cua-lang-uom-to-co-chat-5

Tơ lụa được guồng bằng máy nâng cao năng suất

ve dep duyen dang cua lang uom to co chat 6Se tơ công nghiệp cũng cần tỉ mỉ, tập trung cao độ

ve-dep-duyen-dang-cua-lang-uom-to-co-chat-7Dệt tơ công nghiệp

Tơ Cổ Chất được làm bằng thủ công hay bằng máy đều cho ra thành phẩm đẹp mắt và chất lượng tốt. Những sợ tơ thanh mảnh, mềm mại rất bền và mang màu sắc sáng tươi. Ngày nay, người già tại làng dệt tơ Cổ Chất vẫn làm theo phương pháp thủ công như một thói quen và yêu nghề. Còn đối với thế hệ trẻ thì họ đã đầu tư máy móc, xây nhà xưởng hiện đại để cải thiện và nâng cao năng suất lao động.

Làng tơ Cổ Chất Nam Định là cái nôi sản sinh ra những sản phẩm vải tơ tằm nổi tiếng đẹp nhất trên mảnh đất Thành Nam. Và để hiểu rõ hơn về quy trình ươm tơ, nuôi tằm, dệt lụa cũng như hiểu thêm về giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của làng Cổ Chất mời bạn hãy làm ngay chuyến du lịch về Nam Định.

Lụa Nha Xá – Nàng Á Hậu Của Vương Triều Tơ Lụa Việt Nam

ve-dep-duyen-dang-cua-lang-uom-to-co-chat-10

 

ve-dep-duyen-dang-cua-lang-uom-to-co-chat-13

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tơ Cổ Chất vẫn luôn được xem là sản vật quý của Nam Định và được những người gìn giữ, phát triển. Tạm biệt Cổ Chất, tôi ra về mang theo những âm thanh lạch cạch đều đều, hình ảnh những bó tơ óng ả, bình dị của làng nghề truyền thống cùng với những hi vọng của người làng về nghề ươm tơ dệt lụa luôn được gìn giữ, phát triển và lưu truyền đến mãi về sau.